XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN HIỆU QUẢ CAO
Công ty TNHH Kỹ thuật và Xử lý môi trường Việt Nam . Chuyên nhận tư vấn, thiết kế, xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả cao khu vực toàn quốc.
LIÊN HỆ: 0947 569 379 CÔNG TY CHUYÊN NHẬN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN HIỆU QUẢ CAO HIỆN NAY
NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
- Nước thải sản xuất thủy sản: sinh ra trong quá trình chế biến sản xuất thủy hải sản, nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…
- Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vệ sinh và nhà ăn.
THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Những đặc trưng nước thải chế biến thủy sản: trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và ruột của các loại thủy sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên mùi hôi tanh. Ngoài ra trong nước thải còn thường xuyên có mặt các loại vây cá và mỡ cá.
Nước thải chế biến thủy sản có những tính chất và thành phần nào ?
Nước thải thủy sản gồm có ba nguồn thải khác nhau: nước thải sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Cả 3 loại trên gần như có tính chất gần tương tự nhau. Trong đó nước thải trên đều có tính chất gần tương tự nhau. Trong đó nước thải sản xuất thủy sản là nguồn nước thải có độ ô nhiễm cao nhất. Nước thải của phân xưởng chế biến thủy sản có hàm lượng COD 1500(mg/L), hàm lượng BOD 1000mg/l. Trong nước thải chế biển thủy hải sản thường có các vụn thủy sản và các vụn này dễ lắng, hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 200-1000mg/l. Nước thải thủy sản cũng bị ô nhiễm chất dinh dưỡng với hàm lượng nito khá cao 50-200 mg/l.
TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè,…
Đồng thời, theo nghị định 155 NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường rất cao, cụ thể phạt tiền từ 1.000.000.000 đối với cá nhân và 2.000.000.000 đối với tổ chức có hành vi gây tổn thất, ô nhiễm môi trường, không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong quá trình kinh doanh, sản xuất.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN HIỆN NAY
Do đặc tính của ngành chế biến thủy sản chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn nên biện pháp thường được sử dụng là xử lý sinh học.
Trong nước thải chế biến thủy sản còn chứa hàm lượng cặn khá lớn vì thế trước khi đi vào hệ thống xử lý sinh học, nước thải cần được xử lý bằng các công trình xử lý cơ học để loại bỏ cặn.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN HIỆN NAY
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy hải sản từ các nguồn phát sinh sau: nước từ công đoạn sơ chế, nước rửa thiết bị, rửa sàn,… tất cả nước thải phát sinh được thu gom từ xưởng sản xuất theo hệ thống mương dẫn qua hệ thống giỏ tách rác. Việc bố trí giỏ tách rác nhằm giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước tương đối lớn nhằm tránh những ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi tách rác, nước thải chảy về công trình xử lý đầu tiên của hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản là bể gom. Bể gom có nhiệm vụ tập trung nước thải và lắng cát. Cát phát sinh từ quá trình rửa sàn nhà xưởng và từ nguyên liệu chế biến. Từ bể gom nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy thổi khí sẽ cấp khí và hòa trộn đồng đều không khí trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm lên thiết bị keo tụ – lắng nhằm loại bỏ hàm lượng cặn lơ lửng có kích thước nhỏ và các thành phần hữu cơ ở dạng keo.
Quá trình keo tụ – lắng được thực hiện bằng cách bổ sung hóa chất keo tụ và trợ keo tụ, kết hợp với khuấy trộn thích hợp nhằm keo tụ triệt để cặn lơ lửng trong nước thải. Các bông cặn tạo ra từ quá trình keo tụ có kích thước lớn, dưới tác dụng của trọng lực chúng lắng xuống đáy thiết bị và được giữ lại dưới đáy bể lắng. Phần nước trong chảy vào máng thu nước phía trên và được dẫn về bể sinh học kỵ khí. Tại bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic (thiếu khí) và aerotank (sinh học hiếu khí). Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Nước trong sau khi lắng tại bể lắng sinh học sẽ theo chế độ chảy tràn sang bể khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước. Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức B – QCVN 11:2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Bùn rắn lắng từ bể lắng kỵ khí và thiết bị keo tụ lắng định kỳ sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng.Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý. Định kỳ bơm cát từ bể gom tách cát lên sân phơi cát. Nước tách ra tuần hoàn lại bể gom để xử lý tiếp tục. Cát sau khi phơi sẽ đổ bỏ theo chất thải rắn sinh hoạt trong công ty.
Ưu điểm của Quy trình xử lý trên:
- Xử lý triệt để được chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…) → đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
- Hiệu quả xử lý cao, đảm bảo đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận, QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.
- Đảm bảo tính mỹ quan
- Ít tốn diện tích
- Hiện đại hóa cao.
- Tự động hóa cao cho người vận hành.
- Dễ dàng vận hành, tất cả đều tự động
VÌ SAO CHỌN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LÀM ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ?
Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong thi công hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
LIÊN HỆ 0947 569 379 . Khi bạn cần tư vấn, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản . Vui lòng liên hệ 0947 569 379 để được tư vấn chi tiết, đầy đủ thông tin 24/7 và hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra, Công ty môi trường Việt Nam . Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường với nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có các dịch vụ sau ;
Tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử nước thải ;
Tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải ;
Tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử nước cấp sinh hoạt;
Vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, chất thải không nguy hại, bùn thải;
Tư vấn môi trường ( DTM, Báo cáo giám sát định kỳ, sổ chủ nguồn thải, đề án đơn giản – chi tiết…);
Cung cấp thiết bị và hóa chất xử lý môi trường;
Cung cấp – nuôi cấy – khắc phục sự cố bùn vi sinh. Sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng với chất lượng các dịch vụ của chúng tôi là nguồn động lực lớn cho công ty phát triển được như hôm nay . Công ty chúng tôi không ngừng cải thiện để phát triển , nâng cao trình độ kỷ thuật . Để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Kỹ Thuật Và Xử Lý Môi Trường Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 202, tầng 2, 55 – 57 Nguyễn Văn Giai, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Hotline: Mr. Thành 0947 569 379 – Ms. Trang 0917 062 239
Email: moitruongvietnam2017@gmail.com
https://moitruongvietnam.org
Môi Trường Hôm Nay Cuộc Sống Ngày Mai